Theo Medscape, đây chưa phải là kết quả cuối cùng mà là dữ liệu từ quá trình theo dõi 3 năm nhưng có phần hứa hẹn. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên thực hiện trên những bệnh nhân ung thư hắc tố da có nguy cơ cao (giai đoạn 3-4) sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Nguy cơ tái phát giảm một nửa
Điều trị bằng mRNA-4157 kết hợp với pembrolizumab đã giảm 49% nguy cơ tái phát hoặc tử vong; giảm 62% nguy cơ di căn xa so với chỉ dùng pembrolizumab.
“Kết quả nghiên cứu trên là minh chứng đầu tiên về hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư mRNA và là liệu pháp kết hợp đầu tiên cho thấy lợi ích đáng kể so với pembrolizumab đơn thuần trong chữa ung thư hắc tố da”, Tiến sĩ Kyle Holen, Phó chủ tịch cấp cao của Moderna, cho biết.
Tác dụng phụ
Phương pháp điều trị kết hợp không có nhiều tác dụng phụ hơn so với chỉ dùng pembrolizumab. Số bệnh nhân có các tác dụng phụ từ độ 3 trở lên tương tự giữa các nhóm (hơn 20%).
Các tác dụng phụ phổ biến nhất do mRNA-4157 (V940) là mệt mỏi (60,6%), đau tại chỗ tiêm (56,7%) và ớn lạnh (49%). Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu giai đoạn 2b, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã cấp chỉ định và công nhận liệu pháp đột phá theo Chương trình Thuốc ưu tiên cho mRNA-4157 kết hợp với Keytruda để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân ung thư hắc tố da.
Thử nghiệm giai đoạn 3
Vào tháng 7, Moderna và Merck đã công bố triển khai thử nghiệm giai đoạn 3, đánh giá mRNA-4157 [V940] kết hợp với pembrolizumab như một phương pháp điều trị bổ trợ ở những bệnh nhân ung thư hắc tố da đã cắt bỏ khối u ở giai đoạn nguy cơ cao (2B-4). Stephane Bancel, Tổng giám đốc Moderna, tin rằng có thể có vắc xin mRNA cho khối u ác tính vào năm 2025.
Các loại vắc xin ung thư khác
Moderna không phải là hãng dược duy nhất đặt mục tiêu phát triển vắc xin ngừa ung thư. Vào tháng 5, BioNTech, hợp tác với Roche, đã đề xuất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của một loại vắc xin nhắm vào ung thư tuyến tụy.
Vào tháng 6, tại hội nghị của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, Transgene đã trình bày kết luận của mình liên quan đến vắc xin vector virus chống lại các bệnh ung thư liên quan đến tai mũi họng và HPV. Vào tháng 9, Ose Immunotherapeutics gây chú ý với vắc xin nhắm vào ung thư phổi giai đoạn cuối.
Hiện chỉ còn CSDL đất đai quốc gia chưa hoàn thành theo như kế hoạch ban đầu đề ra. Thông tin từ Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho hay, thời gian qua, dự án “Tăng cường quản lý đất đai và CSDL đất đai” (dự án VILG) đã tiếp tục được triển khai, với khối lượng xây dựng CSDL sau điều chỉnh là 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành; trong đó xây dựng mới CSDL là 160 huyện và chuyển đổi CSDL là 90 huyện.
Tại phiên chất vấn mới đây của các ĐBQH về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực TT&TT, vấn đề chậm trễ trong triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đã được đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nên ra.
Vị đại biểu này cho hay, trong hệ thống CSDL quốc gia, CSDL đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sắp tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi Luật Đất đai với hàng loạt các chính sách quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống CSDL quốc gia về đất đai là hết sức cấp thiết nhưng hiện thực tế triển khai còn rất chậm. “Đâu là trách nhiệm của Bộ TT&TT? Và khi nào CSDL đất đai quốc gia được hoàn thiện, có khả năng kết nối, chia sẻ đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương?”, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đặt câu hỏi cho người đứng đầu ngành TT&TT.
Giải đáp thắc mắc của đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong 6 CSDL quốc gia, hiện còn CSDL đất đai chưa hoàn thành và cũng là CSDL khó khăn nhất, đặc biệt là vấn đề thu thập dữ liệu đất đai đến từng hộ gia đình, đến từng mét vuông và thực hiện số hóa.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, còn có những khó khăn trong quan điểm về xây dựng CSDL tập trung hay phân tán, tập trung mức nào, phân tán mức nào, địa phương hay trung ương.
Dù chưa hoàn thành toàn bộ dự án, hiện nay 30% số huyện ở Việt Nam đã hoàn thành xong bản đồ địa chính, đã đo đạc, số hóa được. Đến cuối năm 2022, khoảng trên 20% số huyện ở Việt Nam sẽ hoàn thành 4 hạng mục cơ bản của CSDL quốc gia và đưa vào sử dụng được, tức là từng bộ phận đã được đưa vào sử dụng.
Đề cập đến trách nhiệm của Bộ TT&TT đối với CSDL đất đai quốc gia, người đứng đầu ngành TT&TT cho hay, trước hết là việc đánh giá kỹ thuật, công nghệ và an toàn thông tin của hệ thống đã được Bộ làm xong. Hơn thế, Bộ TT&TT cũng đã đánh giá và khuyến nghị cho Bộ TN&MT sử dụng nền tảng số Việt Nam, dùng công nghệ Việt Nam để xây dựng CSDL đất đai.
Song song đó, Bộ TT&TT đã cùng Bộ TN&MT đôn đốc thực hiện, tháo gỡ các khó khăn trong triển khai CSDL quốc gia đất đai. “Bộ TT&TT đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hỗ trợ được 45 tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Sau khi các doanh nghiệp này vào cuộc, bỏ chi phí hỗ trợ thì tốc độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương đã được đẩy rất mạnh”, đại diện Bộ TT&TT cho biết thêm.
Vân Anh
" alt=""/>Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đã được đưa vào sử dụng từng phầnTheo TS Hưng, các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày. 3 nguyên nhân thường gặp được chỉ ra gây nên tình trạng này do: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
Tại sao nam giới bị bệnh gout nhiều hơn?
TS Đoàn Huy Cường- Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 108 – cho hay các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau.
Bên cạnh các thức ăn có nhân purin, uống rượu bia cũng có vai trò quan trọng làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu, làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gout cấp.
Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
Những thực phẩm người mắc gout cần tránh
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó người bệnh gout cần nhớ 5 nhóm thực phẩm cần tránh:
- Thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi;
- Các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.
- Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
- Tránh uống bia rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
- Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.
Nên chọn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, chẳng hạn như sữa chua và sữa tách béo;
- Trái cây tươi và rau quả, nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa... vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn;
- Các loại hạt, bơ đậu phộng và ngũ cốc; Chất béo, khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống; Trứng (vừa phải);
- Các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ là tốt với lượng vừa phải (khoảng 100 - 120g mỗi ngày, tùy từng tình trạng của người bệnh);
TS Cường khuyên người mắc bệnh gout về lâu dài nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm.
- Rau xanh các loại: súp lơ xanh và rau chân vịt - thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng bởi có thể giảm hấp thu đạm, từ đó giảm sự hình thành acid uric. Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 2 - 2,5 lít/ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới, tuổi… Bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh gout được khuyên tuân thủ uống thuốc để ngăn chặn các cơn gout cấp và cần đi khám định kỳ.